Ngày 15/12/2017 tại hội trường Liên đoàn lao động tỉnh An
Giang, Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang tổ chức buổi hội thảo khoa học với
chủ đề “Một số kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật của tỉnh An Giang” nhằm báo
cáo lại một số nghiên cứu khoa học nổi bật về nhiều lĩnh vực như trồng trọt,
thuỷ sản, nuôi cấy mô, thực phẩm và y học,… cũng như đề xuất định hướng nghiên
cứu trong thời gian của tỉnh An Giang;
Tham dự tại hội thảo có Ông Trương Kiến Thọ - Phó giám đốc sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, Ông Nguyễn Công Kha - Giám đốc Trung tâm
Công nghệ sinh học tỉnh An Giang với khoảng 50 đại biểu đến từ trường Đại học
An Giang, Tập đoàn Lộc trời, các Trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học và
Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế hạ tầng và Phòng Nông nghiệp & PTNT của 11 huyện,
thị xã, thành phố trong tỉnh An Giang.
Tại hội thảo các đại biểu được nghe các nhà khoa học, các
nghiên cứu viên trình bày 06 bài tham luận về nhiều lĩnh vực khác nhau; trong
đó nổi bật như trồng lúa theo hướng công nghệ cao góp phần giảm chí phí sản xuất,
tăng giá bán, tăng thu nhập, lợi nhuận và giảm ô nhiễm môi trường; các nghiên cứu
về lĩnh vực công nghệ sinh học như cây giống nuôi cấy mô, các sản phẩm nghiên cứu
từ dược liệu, hoa kiểng và cây ăn trái, nấm đông trùng hạ thảo, sinh sản nhân tạo
giống cá heo (Botia modesta Bleeker);
kỹ thuật trong sản xuất cà chua gốc ghép cà tím, nấm ăn và nấm dược liệu, chế
phẩm sinh học EM-AG, hệ thống tưới tự động, tưới nhỏ giọt, hệ thống điện năng
lượng mặt trời…
Buổi hội thảo cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp ý
kiến của các đại biểu, của các nhà khoa học. Kết luận Hội thảo, ThS. Nguyễn
Công Kha đánh giá cao các bài báo cáo tham luận và ý kiến đóng góp của đại biểu; tuy nhiên để định hướng nghiên cứu
trong thời gian tới mang lại hiệu quả hơn nữa cần tập trung một số nội dung
sau: Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An
Giang cần tăng cường hơn nữa công tác phối
hợp với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài tỉnh để tổ chức nghiên cứu và ứng
dụng nhiều công trình thiết thực để có thể triển khai nhanh vào thực tiễn cuộc
sống; khi tiến hành các nghiên cứu tạo ra các sản phẩm đặc trưng, các sản phẩm
có khả năng thương mại cao thì cần chú ý đến công tác xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho các kết quả này; tăng cường
hơn nữa công tác nghiên cứu có thể triển khai nhanh vaò cuộc sống nhằm chuyển
giao chuyển giao cho nông dân; trong công
tác nghiên cứu cần chú ý đến kết quả nghiên cứu có phù hợp với điều kiện thực tế
hiện nay và năng lực triển khai tiếp theo của các đơn vị tiếp nhận kết quả này.
Đình Quí