Tin tức
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ SINH HỌC TỈNH AN GIANG (06/07/2020 19:01 PM)
    Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) An Giang có nhiệm vụ chính là tập trung nghiên cứu các lĩnh vực về khoa học cây trồng, chăn nuôi và thú y, thực phẩm - dược phẩm và môi trường, nấm ăn và nấm dược liệu, thủy sản và hợp tác trong và ngoài nước. Với lợi thế về đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khá tốt, đáp ứng các yêu cầu trong từng lĩnh vực nghiên cứu và được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ nghiên cứu tương đối hiện đại; Trung tâm CNSH An Giang đã đạt được một số kết quả trong nghiên cứu nổi bật như sinh sản nhân tạo giống thủy sản các loại (cá heo, chạch lấu, lươn,…), thực phẩm chức năng và trà túi lọc từ cây chùm ngây, trà túi lọc đinh lăng, rượu vang thốt nốt, dâu tằm và sản xuất nấm đông trùng hạ thảo và các sản phẩm từ nấm đông trùng, các sản phẩm vi sinh, chế phẩm vi sinh, các quy trình canh tác rau màu theo hướng an toàn sinh học, các loại giống cây bằng hình thức nuôi cấy mô tế bào thực vật…
   Đồng thời, Trung tâm CNSH cũng là nơi ươm tạo các tổ chức, cá nhân có ý tưởng khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học thực hiện việc hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm sản phẩm.
   Bên cạnh đó việc tăng cường hợp tác với các Viện, trường, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước luôn được quan tâm và triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
1. Về lĩnh vực trồng trọt
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật sinh học phân tử vào công tác chọn tạo giống cây trồng.
 - Tiếp nhận, chuyển giao, tập huấn, hướng dẫn thực hành các tiến bộ khoa học công nghệ cho các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng, cây dược liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu thị trường.
- Tổ chức khảo nghiệm, trình diễn, chọn lọc, sản xuất thử nghiệm giống, phương tiện sản xuất, kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật bảo quản giống hoa kiểng, rau màu, cây dược liệu, thủy sản và chăn nuôi nhằm phục vụ cho công tác định hướng phát triển sản xuất các sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp sưu tập, quản lý, bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen giống cây trồng, phục vụ cho công tác nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn, phục tráng và nhân giống bằng kỹ thuật công nghệ cao.
- Phối hợp nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận các đề tài khoa học, các dự án, các chương trình khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến việc phát triển nông nghiệp của tỉnh.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các quy trình canh tác; công nghệ quản lý chất lượng cho tất cả các sản phẩm nông sản chính theo tiêu chuẩn gắn với việc truy xuất nguồn gốc.
- Cây thuốc (cây dược phẩm) An Giang có mức độ đa dạng sinh học cao cần được đầu tư nghiên cứu và phát triển, đặc biệt ở vùng Bảy Núi.
- Quản lý sâu bệnh hại chính trên những cây trồng chính cần được nhấn mạnh trên quan điểm công nghệ sinh thái (ecological engineering) kết hợp với giống kháng, giảm tối đa hóa chất trên đồng ruộng, tiến đến không còn tồn dư trên ngưỡng MRL (viết tắt của chữ maximum residue level hoặc minimum risk level) trong nông sản An Giang.
- Tăng cường nghiên cứu áp dụng các biện pháp sinh học (quản lý dịch hại, quản lý dinh dưỡng), quản lý nước trong canh tác một số cây trồng phục vụ cho sản xuất thảo dược tại Tri Tôn, Tịnh Biên như cây chúc, cây đu đủ, nghệ xà cừ, đinh lăng và một số cây thảo dược quan trọng khác.
2. Về lĩnh vực chăn nuôi và thú y, thủy sản
- Tổ chức trình diễn các mô hình thí nghiệm, hoàn thiện quy trình nuôi hiệu quả; Sản xuất và cung ứng giống vật nuôi, thủy sản có chất lượng và đạt hiệu quả giá trị kinh tế cao.
- Phối hợp với các Viện, trường trong và ngoài nước để nghiên cứu, hoàn thiện các đề tài, dự án, công trình nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng lớn, tiến tới thử nghiệm ở quy mô sản xuất công nghiệp các kết quả nghiên cứu về công nghệ sinh học.
- Nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn có nguồn gốc từ vi sinh vật và thực vật nhằm cung cấp và sản xuất các chế phẩm thức ăn cho thủy sản và chăn nuôi.
3. Về lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và môi trường
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong chế biến sau thu hoạch, bảo quản thực phẩm. Nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất, ...
- Khảo sát hoạt chất và ứng dụng của dược liệu trong điều trị bệnh, sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm và xử lý môi trường. Nghiên cứu quy trình chiết xuất dược liệu, quy trình sản xuất các chế phẩm từ dược liệu, ... Sản xuất thử nghiệm thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung chế phẩm chiết xuất từ dược liệu,...
- Tổ chức và hợp tác triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án phát triển và chuyển giao công nghệ chế biến thực phẩm và dược phẩm; thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu của đơn vị.
4. Về lĩnh vực nấm ăn và nấm dược liệu, vi sinh vật
- Thu thập và bảo tồn các chủng vi sinh vật, nấm ăn, nấm dược liệu và các hợp chất thiên nhiên. Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và sản xuất các hợp chất từ các chủng vi sinh vật, nấm ăn và nấm dược liệu được tuyển chọn.
- Nghiên cứu phân lập, tuyển chọn quy trình sản xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật, động vật, vi sinh vật nhằm ứng dụng trong thực phẩm, dược phẩm, y học và bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, ...
- Nhiên cứu và sản xuất các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thực vật và vi sinh vật để phòng trừ các loại sâu bệnh hại, bệnh hại trên cây trồng.
- Tăng cường công tác tập huấn cho nông dân quy trình sản xuất phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, vi sinh và chế phẩm sinh học ở qui mô nông hộ có nguồn gốc bản địa, sử dụng các vật liệu sẵn có của địa phương và tận dùng nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp, nhà bếp như rác rau củ quả,…
5. Về lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật
- Phát triển công nghệ tế bào thực vật (nuôi cấy mô, phôi và soma,...) phục vụ cho công tác bảo tồn, nhân nhanh các giống cây trồng và nguồn gen thực vật quý.
- Đề xuất nghiên cứu và triển khai các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ, các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực vi nhân giống, chuyển nạp gen, bảo tồn đa dạng nguồn gen thực vật.
- Phối hợp thực hiện công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ tế bào thực vật cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Tham mưu Ban lãnh đạo Trung tâm về định hướng nghiên cứu và phát triển của phòng phục vụ công tác bảo tồn và nhân nhanh các giống cây trồng, nguồn gen thực vật quý và hiếm.
6. Về lĩnh vực nghiên cứu sinh học phân tử
- Phát triển nghiên cứu vềProteomics nhằm nghiên cứu hệ thống protein của sinh vật và của con người với 4 mục đích chính là: tìm nguyên nhân nhiều bệnh còn chưa rõ căn nguyên, giúp chẩn đoán sớm nhiều bệnh, góp phần tối ưu trong việc điều trị nhiều bệnh có hiệu quả, chế tạo được thuốc theo cơ chế phân tử.
- Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật sinh học trong chẩn đoán và điều trị bệnh và các liệu phát điều trị.
7. Về lĩnh vực nghiên cứu và hợp tác quốc tế
- Tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ;  tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về công nghệ mới, kỹ thuật mới.
- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước mở các khóa đào tạo nguồn nhân lực ngắn hạn và dài hạn; Xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, tư vấn và chuyển giao công nghệ; Phát triển thị trường công nghệ, đẩy mạnh hoạt động công bố, quảng bá sản phẩm, giới thiệu và phổ biến các kết quả nghiên cứu ứng dụng của Trung tâm.
- Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài, dự án; hỗ trợ tìm kiếm, chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu các học bổng sau đại học cho cán bộ, viên chức. Khuyến khích cán bộ, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ.  
                                                                                                                                                          Nguyễn Công Kha
Trở về

Các bài viết khác:
 
Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang
Địa chỉ: 269A Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: 02966 504499