Ngày 17/9/2024,
tại Hộ ông Trần Văn Thơi (Ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hoà Hưng,
Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang), Trung tâm công
nghê sinh họctỉnh An Giang đã tổ chức lớp buổi tập huấn “Quy trình sản xuất phân hữu cơ (compost) từ lục
bình và Quy trình canh tác cải ngọt sử dụng compost được sản xuất từ lục
bình”.
Nơi tổ chức tập huấn
Tham dự lớp tập huấn có bà Lê Ngọc - Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ; Th.S
Phạm Danh Tướng – Phó Giám đốc Trung tâm CNSH tỉnh An Giang; Đại diện Phòng Nông
nghiệp và PTNT Châu Phú, đại diện trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới
cùng với trên 40 đại biểu tham dự là đại diệncác hợp tác
xã, tổ hợp tác, nông hộ sản xuất rau màu trên địa bàn thành phố Long Xuyên; cùng
các cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm
Công nghệ sinh học tỉnh An Giang.
Hình ảnh tại buổi
tập huấn
Buổi tập huấn do Th.S Phạm Danh Tướng –
Phó Giám đốc Trung tâm CNSH tỉnh An Giang chủ trì. Nội dung báo cáo
trong buổi tập huấn gồm: giới thiệu Quy trình sản xuất phân hữu cơ (compost) từ lục bình và Quy trình
canh tác cải ngọt sử dụng compost được sản xuất từ lục bình do ThS. Nguyễn Ngọc Giàu báo cáo.
Mô hình vườn cải ngọt tại nông hộ
Buổi tập huấn nhằm cung cấp bổ sung kiến thức cho nông dân và đội ngũ
cán bộ kỹ thuật về các kết quả nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu trong sản xuất
chế phẩm sinh học, sản phẩm hữu cơ theo định hướng phát triển nông nghiệp lâu dài,
trong đó chú trọng đến việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững,
thân thiện môi trường.
Buổi tập huấn cũng là cơ hội để các nông hộ cùng các cán bộ làm nghiên
cứu có cơ hội thảo luận và trao đổi thêm về các quy trình canh tác theo hướng hữu
cơ. Quy trình ủ
compost hướng đến tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương để tạo
thành compost sử dụng thân thiện với môi trường. Giá sản xuất compost theo thực
tế sẽ không cao, tuỳ theo điều kiện nguồn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa
phương để ứng dụng và ủ theo tỷ lệ phù hợp trên cơ sở quy trình ủ compost từ
nguyên liệu lục bình mà Trung tâm Công nghệ sinh học đã gợi ý. Sản phẩm sau khi
ủ thân thiện môi trường, góp phần cải tạo đất cho những vụ mùa tiếp theo, góp
phần giảm việc sử dụng lượng phân hoá học, tăng hiệu quả sử dụng phân bón theo
hướng bền vững.
Buổi
tập huấn là cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu thêm một số giải pháp xử lý, tái sử
dụng, tận dụng tối đa giá trị của rác hữu cơ; giảm tối đa lượng chất thải phải
xử lý, qua đó giảm được kinh phí xử lý rác nông nghiệp - vấn đề nan giải của địa
phương. Ngoài ra, mô hình cũng là giải pháp hiệu quả làm giảm lượng rác thải
nông nghiệp thải ra môi trường góp phần bảo vệ môi trường.
Kết thúc buổi tập huấn các học viên cơ bản nắm bắt được quy trình ủ compost
từ nguyên liệu lục bình, nắm được quy trình canh tác cải ngọt sử dụng compost được sản xuất
từ lục bình tại Trung tâm Công nghệ sinh học.
Phòng CNSHNN- Trung tâm, CNSH